Lượt xem: 75

Cho thu nhập gần 35 triệu đồng mỗi công dưa hấu nhờ trồng theo hướng hữu cơ

Với quy trình kỹ thuật canh tác theo hướng sạch, an toàn, lợi nhuận kinh tế cải thiện hơn khi đầu ra ổn định, mô hình trồng dưa hấu hữu cơ trên vùng đất giồng cát nhiễm mặn ở ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề đã được nông dân duy trì thực hiện tốt từ nhiều năm nay. Giữa cái nắng gay gắt trong mùa khô hạn tháng 3, trên từng rẫy dưa hấu lại nhộn nhịp niềm vui của người nông dân về một vụ dưa trúng mùa, được giá.

 


Bình quân mỗi công dưa cho năng suất trái khoảng 5,5 tấn, sau khi trừ chi phí lợi nhuận gần 35 triệu đồng

 

    Mô hình trồng dưa hấu hữu cơ được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trần Đề phối hợp cùng Tập đoàn Quế Lâm triển khai từ đầu năm 2021. Tham gia mô hình có 2 hộ với diện tích 3 công đất trồng dưa, đến nay đã phát triển lên 7,5 công.

    Với hơn 4 năm kinh nghiệm tham gia mô hình, ông Trần Văn Nông - ấp Mỏ Ó, xã Trung bình, chia sẻ: Dưa hấu được trồng mỗi năm 3 vụ, tuy nhiên vụ thu hoạch vào khoảng tháng 2 âm lịch là đạt nhất trong năm. Bình quân mỗi công cho năng suất trái khoảng 5,5 tấn, sau khi trừ chi phí lợi nhuận gần 35 triệu đồng. Tập đoàn Quế Lâm cũng hướng dẫn bà con từ khâu làm đất, xuống giống, đến xịt thuốc nên rất hiệu quả.

    Với lợi thế thổ nhưỡng vùng kết hợp với quy trình kỹ thuật canh tác theo hướng sạch, an toàn đã giúp lá cây dày, thân dây cứng, vỏ mỏng, trái dưa to và có trọng lượng nặng hơn so với những ruộng dưa lân cận. Toàn bộ số dưa trong mô hình được thương lái thu mua với mức giá cao hơn gần 3.000 đồng/kg so với giá thị trường. Để đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất, nhất là trong những tháng mùa khô, nông dân nơi đây còn linh động xây dựng các mô hình đào ao trữ nước ngay trên những rẫy dưa.

    Ông Triệu Văn Út - ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình cho biết, ông trồng dưa theo hướng hữu cơ nên rất hiệu quả. Người dân và thương lái rất ưu chuộng vì dưa có vị ngọt đặc trưng và đảm bảo an toàn sức khoẻ. Về nguồn nước tưới tiêu thì được tích luỹ trong hồ chứa, tưới rỉ dần để tiết kiệm nguồn nước trong tình hình hạn hán.

    Ông Triệu Văn Thống - Trưởng Ban Nhân dân ấp Mỏ Ó, thông tin: Ấp Mỏ Ó có diện tích trồng màu khoảng 22 ha, bà con chủ yếu là trồng dưa hấu, 1 năm trồng được 3 vụ. Những năm trước trồng dưa hấu không hiệu quả do triều cường dâng cao, nhưng 4 năm gần đây được UBND huyện, xã hỗ trợ đắp đê kè ở ngoài để chắn nước, hằng năm bà con gia cố thêm nên làm ăn rất hiệu quả, góp phần xoá đói, giảm nghèo ở địa phương.

    Là vùng đất nằm dưới chân mặn nên việc trồng màu trở thành sinh kế chủ yếu của nhiều nông dân ở khu vực ven dãy rừng phòng hộ thuộc ấp Mỏ Ó, nhằm ứng phó tốt với điều kiện biến đổi khí hậu, nhất là trong mùa hạn, mặn. Với hiệu quả rõ rệt đã mang lại, mô hình trồng dưa hấu theo hướng hữu cơ sẽ được huyện Trần Đề triển khai nhân rộng trong thời gian tới, qua đó nâng cao thu nhập cho người nông dân và cung ứng cho thị trường tiêu dùng thêm một mặt hàng nông sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Văn Sông



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 43
  • Hôm nay: 8108
  • Trong tuần: 78,815
  • Tất cả: 11,802,135